Nghị Quyết 112 - Không quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu
Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017
Ngày 30/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
112/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến
quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an (“sau
đây gọi tắt là Nghị Quyết 112/NQ-CP”). Nghị quyết 112/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký
ban hành.
Hình ảnh –
nhatrang.khanhhoa.gov.vn
Theo đó, Nghị quyết 112/NQ-CP bãi bỏ các
thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư và thay thế
bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Đồng thời, các
loại giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh
đối với trẻ em đăng ký thường trú cũng sẽ được bãi bỏ. Trên
cơ sở
đó, bãi bỏ thủ
tục quy định về “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư quy định tại Luật Cư trú
và Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Cư trú;
Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải cập nhật những thông tin cơ bản của công
dân gồm: Họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi đăng
ký khai sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, nơi đăng ký
thường trú, chỗ ở hiện tại, nhóm máu. Ngoài ra còn có tên của cha mẹ, người đại
diện hợp pháp (trừ trường hợp chưa xác định được). Những dữ liệu này được thu thập và
làm căn cứ để
cấp mã số định danh cá nhân cho từng công dân.
Theo Nghị định 137/2015/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết một
số điều của Luật căn cước công dân, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm
12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của
công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công
dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Mã số định danh được coi là chìa khóa để các cơ quan nhà nước tra cứu
trong cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm lấy ra các thông tin về công dân phục vụ mục
đích giải quyết thủ tục hành chính. Theo lộ trình, đầu năm 2020, hệ thống cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ hoàn thiện, đưa vào vận hành khai thác.
Nghị quyết
112/NQ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc cư
trú, tìm kiếm việc làm cũng như những nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống, tạo ra một hành lang pháp lý đơn giản và thông thoáng hơn rất
nhiều. Cơ quan nhà nước và người dân sẽ tiết kiệm được vô số thời gian, tiền bạc,
thủ tục, giấy tờ liên quan đến các thủ tục về hộ khẩu, tạm trú. Tình trạng gây
khó khăn, nhũng nhiễu người dân về thủ tục hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng… cũng sẽ
chấm dứt. Từ đây, Chính phủ đã tạo ra một bước ngoặt mới
trong việc thay đổi phương thức quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân,
cải cách thủ tục hành chính theo hướng khoa học, hiện đại.
Theo Nghị quyết 112/NQ-CP, Bộ
Công an được giao chủ trì, phối hợp cùng các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm
sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân
tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành phù hợp với thời điểm vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy
nhiên, hiện tại Hà Nội
và nhiều tỉnh thành khác vẫn chưa quyết định cụ thể thời điểm nào để triển
khai việc bỏ thủ tục hành chính đối với 2 loại giấy tờ trên, cũng như chưa có kế
hoạch cụ thể triển khai thực hiện việc làm thủ tục hành chính đối với công dân
sử dụng căn cước công dân để thay thế sổ hộ khẩu, CMND. Đối với công dân thành
phố Hà Nội vẫn
phải thực hiện các loại giấy tờ theo quy định cũ khi tiến hành làm thủ tục hành
chính.
Mặc dù cơ quan công
an khẳng định sẽ quản lý công dân bằng mã số định danh cá nhân thay cho hộ khẩu,
CMND được bãi bỏ. Tuy nhiên nhiều thủ tục hành chính lâu nay cần phải có loại
giấy tờ này để giải quyết vẫn không thể bỏ ngay lập tức, hệ thống luật pháp quy
định hầu hết các loại thủ tục đều liên quan đến hộ khẩu, CMND, cho nên việc áp
dụng quy định mới sẽ không dễ dàng nếu không quyết liệt thực hiện các giải pháp
đồng bộ, từ điều chỉnh quy định pháp lý đến nâng cấp hạ tầng công nghệ thông
tin phù hợp. Trên thực tế về việc bỏ sổ hộ khẩu, CMND sẽ gây xáo trộn một số hồ
sơ, giao dịch dân sự trước đó, có lẽ các cơ quan chức năng cần có các quy định
cụ thể trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cái cũ và mới để tạo điều kiện cho người
dân. Trong trường hợp các thủ tục, hồ sơ người dân đã hoàn thiện trước đó, khi đó,
người dân sẽ được cập nhật các thông tin mới, đồng thời những thông tin cũ vẫn
còn nguyên giá trị theo quy định của pháp luật.
Tại nhiều địa phương, hay các vùng núi, hải đảo xa xôi vẫn còn nghèo khó
thì khi chuyển sang quản lý hành chính bằng công nghệ đổi mới sẽ gặp nhiều khó
khăn và cũng cần phải có sự quyết tâm đổi mới, cũng như nguồn kinh phí đủ lớn
cho quá trình này.
Tóm lại, việc thực
hiện Nghị quyết 112/NQ-CP sẽ cần có một lộ trình cụ thể từ nay cho đến năm
2020. Mặc dù, trên thực tế, việc thực hiện sẽ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc,
nhưng cái được lại rất lớn. Đây có thể coi là một bước ngoặt lớn, một “nghị quyết
lịch sử”, đánh dấu cho một nền hành chính công mới đơn giản hơn và thuận tiện hơn./.
Lưu Thủy Yến - Công ty Luật Trung Nguyễn
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét