Home
» kientung
» tsan
» tuvanphapluat
» Giấy vay tiền và vàng đã giúp người giúp việc thắng kiện chủ nhà!
Giấy vay tiền và vàng đã giúp người giúp việc thắng kiện chủ nhà!
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014
Năm 2006, bà Nguyễn Thị Phong (bà Phong) về giúp việc cho gia đình ông Đào Đức Trung (ông Trung) và bà Cao Thị Kim Chi (bà Chi) tại làng Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Hơn 40 năm tằn tiện chắt bóp bà đã để dành được một số tiền 26.500.000 đồng và 1,9 cây vàng. Ngày 20/10/2007, bà có cho vợ chồng ông Trung, bà Chi vay số tiền là 26.500.000 đồng, có giấy vay tiền do cả hai vợ chồng cùng ký tên, lãi suất 1,5%/tháng, hạn trả là tháng 12 âm lịch năm 2007. Đến ngày 01/03/2008, vợ chồng ông Trung, bà Chi tiếp tục hỏi vay 1,9 cây vàng, lần này cũng làm giấy vay tài sản có chữ ký của hai vợ chồng, hạn trả là tháng 12 âm lịch năm 2008.
Tuy nhiên, đến hạn trả tiền và tài sản, họ lại xin khất nợ với lý do chưa chuẩn bị được tiền. Do vốn chỗ thân quen, cả hai vợ chồng đều là người có học thức, gia đình có điều kiện nên bà Phong không hề nghi ngờ gì. Nhiều năm trôi qua, không tự đòi được nợ nên bà đã làm đơn gửi tới các cơ quan chức năng nhờ giải quyết như cơ quan Công an phường Vĩnh Phúc, Công an quận Ba Đình và các cơ quan báo chí … nhưng số nợ của bà vẫn chưa đòi được. Không những thế bà còn bị vợ chồng ông bà Trung, Chi liên tục dọa dẫm rằng bà sẽ bị đi tù, bị công an bắt … Không còn cách nào khác bà đành phải làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân quận Ba Đình với hi vọng bằng một bản án có hiệu lực pháp luật số tiền và vàng đã cho vay có thể quay về với mình. Vụ án đã được Tòa án nhân dân quận Ba Đình thụ lý ngày 08/10/2012. Sau khi thụ lý Tòa án đã tống đạt các giấy tờ triệu tập hai bên đương sự đến giải quyết nhưng phía bị đơn là ông Trung và bà Chi luôn vắng mặt khiến vụ án không thể hòa giải được.
Ngày 09/01/2014 Tòa án nhân dân quận Ba Đình đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự “Đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Phong và bị đơn là ông Đào Đức Trung và bà Cao Thị Kim Chi. Tuy nhiên, tại phiên tòa này phía bị đơn vắng mặt không có lý do nên Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa đồng thời quyết định mở lại phiên tòa vào 8h30 ngày 22/01/2014. Đến ngày 22/01/2014, một lần nữa phía bị đơn lại vắng mặt không có lý do. Căn cứ tại Điều 200 BLDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án. Tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Phong, Luật sư Nguyễn Tiến Trung (giám đốc Công ty Luật TNHH Trung Nguyễn) đã đưa ra những căn cứ và lập luận xác đáng để chỉ rõ nghĩa vụ trả tiền và tài sản đã vay của vợ chồng ông Trung bà Chi. Theo đó, Luật sư Nguyễn Tiến Trung đề nghị Hội đồng xét xử “Công nhận tính hợp pháp của giấy vay tiền và giấy vay tài sản giữa nguyên đơn và bị đơn; Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải có nghĩa vụ trả lại nguyên đơn số tiền 26.500.000 đồng và 1.9 cây vàng đã vay.”
Tuy nhiên, đến hạn trả tiền và tài sản, họ lại xin khất nợ với lý do chưa chuẩn bị được tiền. Do vốn chỗ thân quen, cả hai vợ chồng đều là người có học thức, gia đình có điều kiện nên bà Phong không hề nghi ngờ gì. Nhiều năm trôi qua, không tự đòi được nợ nên bà đã làm đơn gửi tới các cơ quan chức năng nhờ giải quyết như cơ quan Công an phường Vĩnh Phúc, Công an quận Ba Đình và các cơ quan báo chí … nhưng số nợ của bà vẫn chưa đòi được. Không những thế bà còn bị vợ chồng ông bà Trung, Chi liên tục dọa dẫm rằng bà sẽ bị đi tù, bị công an bắt … Không còn cách nào khác bà đành phải làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân quận Ba Đình với hi vọng bằng một bản án có hiệu lực pháp luật số tiền và vàng đã cho vay có thể quay về với mình. Vụ án đã được Tòa án nhân dân quận Ba Đình thụ lý ngày 08/10/2012. Sau khi thụ lý Tòa án đã tống đạt các giấy tờ triệu tập hai bên đương sự đến giải quyết nhưng phía bị đơn là ông Trung và bà Chi luôn vắng mặt khiến vụ án không thể hòa giải được.
Ngày 09/01/2014 Tòa án nhân dân quận Ba Đình đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự “Đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Phong và bị đơn là ông Đào Đức Trung và bà Cao Thị Kim Chi. Tuy nhiên, tại phiên tòa này phía bị đơn vắng mặt không có lý do nên Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa đồng thời quyết định mở lại phiên tòa vào 8h30 ngày 22/01/2014. Đến ngày 22/01/2014, một lần nữa phía bị đơn lại vắng mặt không có lý do. Căn cứ tại Điều 200 BLDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án. Tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Phong, Luật sư Nguyễn Tiến Trung (giám đốc Công ty Luật TNHH Trung Nguyễn) đã đưa ra những căn cứ và lập luận xác đáng để chỉ rõ nghĩa vụ trả tiền và tài sản đã vay của vợ chồng ông Trung bà Chi. Theo đó, Luật sư Nguyễn Tiến Trung đề nghị Hội đồng xét xử “Công nhận tính hợp pháp của giấy vay tiền và giấy vay tài sản giữa nguyên đơn và bị đơn; Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải có nghĩa vụ trả lại nguyên đơn số tiền 26.500.000 đồng và 1.9 cây vàng đã vay.”
Đồng
tình với quan điểm trình bày của Luật sư Nguyễn Tiến Trung, tại bản án Hội đồng
xét xử quyết định:
Buộc bị đơn là ông Đào Đức Trung và bà Cao Thị Kim Chi phải trả cho
nguyên đơn số tiền đã vay là 26.500.000 đồng.
Ông Đào Đức Trung và bà Cao Thị Kim Chi phải trả cho bà
Phong 1,9 cây vàng đã vay.
Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, khi thanh toán số vàng
này phải quy đổi sang đồng Việt Nam. Căn cứ vào giá vàng đăng trên báo Hà Nội
mới ngày 22/01/2014 thì 1,9 cây vàng được quy đổi thành 61.788.000 đồng. Như
vậy, ông Đào Đức Trung và bà Cao Thị Kim Chi phải trả cho bà Nguyễn Thị Phong tổng
số tiền là 88.288.000 đồng.
Vụ án
đã khép lại nhưng chắc hẳn trong lòng mỗi người đến dự phiên tòa hôm ấy còn
đọng lại nhiều trăn trở về các giá trị đạo đức xã hội. Từ xưa đến nay “có vay
có trả” đã trở thành quy tắc hành xử chung, tuy nhiên có những người vì mục
đích tư lợi đã phá vỡ các quy tắc tốt đẹp của xã hội. Người cho vay, với mục
đích giúp đỡ người vay lúc khó khăn nhưng rồi nhận lại cho mình những rắc rối
với một quá trình đòi nợ tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí. Việc vợ
chồng ông Đào Đức Trung và bà Cao Thị Kim Chi là những người có điều kiện sống
khá giả, có công ăn việc làm ổn định trong vụ án nêu trên đã vay nợ của một
người có hoàn cảnh đáng thương trong xã hội, không nhà không cửa, không người
thân thích cả đời đi giúp việc làm kế sinh nhai như bà Phong rồi không chịu trả
nợ đã cho thấy một sự xuống cấp về đạo đức. Đến khi vụ án được đưa ra giải
quyết phía bị đơn lại không hợp tác, cố tình cản trở và kéo dài thời gian giải
quyết vụ án. Điều này cho thấy ông Trung bà Chi là những người có học thức, địa
vị xã hội nhưng lại không nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, cố
tình trốn nợ của một người nghèo khó như bà Phong. Chúng tôi tin tưởng rằng sau
khi nhận được bản án với các căn cứ và lập luận chính xác và đúng pháp luật, bị
đơn trong vụ án sẽ nhận ra sai trái của mình để nhanh chóng hoàn trả cho nguyên
đơn số tiền và tài sản đã vay để nguyên đơn sớm ổn định cuộc sống và trang trải cho những
khó khăn, bệnh tật đang gặp phải. Việc thắng kiện của nguyên đơn trong vụ án là
cái kết hợp tình, hợp lý mà nguyên đơn nhận được trước khi năm cũ qua đi. Điều
này càng củng cố niềm tin cho mọi người nói chung và những người nghèo nói
riêng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
---------------------------------------------------
Đỗ Thị Tùng
Đỗ Thị Tùng
Tập sự hành nghề luật sư
Công ty Luật Trung Nguyễn
Số 118, phố Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét