Xử lý vi phạm về "ô nhiễm tiếng ồn" theo quy định của pháp luật
Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014
Trong thời đại ngày nay, tiếng ồn đã trở thành một khía cạnh
tự nhiên của cuộc sống hàng ngày. Không có gì lạ khi con người cảm thấy việc
tìm được một nơi yên tĩnh là điều “phi thường” – theo Magforwomen. Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn thường tồn tại dưới hai dạng
chủ yếu là tiếng ồn có nguồn gốc tự nhiên, và tiếng ồn có nguồn gốc nhân tạo.
Tiếng ồn có nguồn gốc nhân tạo được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng
ô nhiễm tiếng ồn hiện nay.
(Ảnh sưu tầm)
Có một thực trạng hiện nay là một số cửa hàng kinh doanh thời
trang, đồ điện tử… có địa điểm kinh doanh ở những mặt phố thường sử dụng hình
thức mở nhạc với âm lượng lớn nhằm thu hút khách hàng đến với cửa hàng của họ.
Điều này đã không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của những người dân sống
xung quanh khu vực đó, mà còn ảnh hưởng tới những người tham gia giao thông khi
họ bị ảnh hưởng bởi những âm thanh với âm lượng lớn như vậy sẽ không nghe, nhận
biết được những báo hiệu của những người tham gia giao thông khác khi họ có báo
hiệu xin vượt hay chuyển làn đường..Có thể lấy một ví dụ về tác hại của tiếng ồn
đối với con người như sau:
§
Tiếng ồn 50dB: làm giảm
hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc.
§
Tiếng ồn 70dB: làm tăng
nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng
đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động.
§
Tiếng ồn 90dB: gây mệt mỏi,
mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần
kinh.
Nhận thức được hậu quả của việc người tham gia giao thông bị
tác động bởi tiếng ồn, luật giao thông đường bộ 2005 cũng đã có quy định về việc
người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn mày không được sử
dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông (điểm c khoản 3 Điều 30 Luật giao
thông đường bộ năm 2008), cũng tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày
13/11/2013 thì hành vi sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông nói
trên sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng – 80.000 đồng.
Xác định được đâu là tiếng ồn, và mức độ tiếng ồn to hay nhỏ
thì không khó khăn. Nhưng việc xác định mức độ tiếng ồn như thế nào được coi là
vượt mức ồn tối đa cho phép tại khu công cộng và dân dư thì không phải là điều dễ
dàng. Hiện nay về tiêu chuẩn tiếng ồn cũng như giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn
khu vực công cộng và dân sự (theo mức âm tương đương) được xác định theo quy định
TCVN 5949-1998 âm học; TCVN 5965:1995 và TCVN 6399:1998/ISO 1996/2:1987. Theo
đó mọi loại tiếng ồn do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt…không
được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá giá trị quy định, cụ
thể:
Đơn vị: dB (A)
Khu vực
|
Thời gian
|
||
Từ 6h đến 18h
|
Từ 18h đến 22h
|
Từ 22h đến 6h
|
|
1.Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh:
|
50
|
45
|
40
|
Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ,
trường học, nhà thờ, chùa chiền
|
|||
2.Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan
hành chính (là khu vực để ở và làm việc hành chính là chủ yếu. Mọi cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ khi nằm trong khu vực này đều không được gây ra tiếng
ồn cho khu vực vượt quá giá trị giới hạn cho phép tương ứng nêu trong bảng.
|
60
|
55
|
50
|
3.Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại,
dịch vụ, sản xuất (là khu vực hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất là chủ
yếu, trong đó có thể là khu dân cư nằm kề hoặc xem kẽ với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ)
|
75
|
70
|
50
|
Tiếng ồn đã và đang là một trong những vấn đề không chỉ được
các nhà khoa học, các nhà bảo vệ môi trường quan tâm mà vấn đề này cũng được
các nhà lập pháp điều chỉnh bằng những quy phạm pháp luật. Từ mức độ gây tiếng ồn
chưa đến mức ô nhiễm môi trường, cho đến mức độ vượt quá giới hạn tiếng ồn cho
phép gây ra ô nhiễm tiếng ồn, các hình thức xử phạt chính hay bổ sung cũng đã
điều được ban hành không chỉ nhằm đảm bảo vấn đề an ninh, trật tự, mà còn bảo vệ
môi trường cho mọi người. Thiết nghĩ, trong thời gian sắp tới các nhà lập pháp
cần có những quy định chặt chẽ hơn cũng như có những chế tài xử phạt nghiêm khắc
hơn với những hành vi gây tiếng ồn quá tiêu chuẩn mà pháp luật cho phép. Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì gây
tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép là một trong những hành vi bị nghiêm cấm
(khoản 7 Điều 7 luật bảo vệ môi trường 2005). Các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản
xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây ra tiếng ồn phải có trách nhiệm
kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, có những biện pháp hạn chế, giảm
thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư. Trong
trường có hành vi gây tiếng ồn vượt quá mức cho phép theo quy định tại Nghị định
117/2009/NĐ-CP, và bảng giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và
dân cư (TCVN 5949-1998) thì sẽ bị coi là hành vi gây ô nhiễm môi trường. Trường
hợp này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày
31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo đó thì mức phạt tiền thấp nhất sẽ từ 2.000.000 đồng, mức phạt cao nhất với
vi phạm trong lĩnh vực này là 100.000.000 đồng. Bên cạnh hình phạt tiền thì cá
nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt
bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực
hiện xong các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Trong trường hợp xác định được mức độ tiếng ồn do cá nhân, tổ chức, cơ sở sản
xuất kinh doanh gây ra chưa đến mức gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn thì sẽ
tùy từng trường hợp, và mức độ tiếng ồn mà có quyết định xử phạt hành chính căn
cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tên nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, thì
hành vi gây tiếng động lớn,làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng
trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, hay
không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường
học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung thì bị xử phạt
theo hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài
ra, tùy từng trường hợp mà cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh vi phạm còn có thể
bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính (điểm a, b khoản 1; khoản 3 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Vũ Quang Bá
Tập sự hành nghề Luật sư
Công ty TNHH Luật Trung Nguyễn
Số 118, phố Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét