Home
» tintuc
» Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015
(Luật Trung Nguyễn) - Phương tiện cơ giới lưu thông thông thường là ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo bắt buộc phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Vừa
qua, ngày 26 tháng 10 năm 2015, Bộ Công An ban hành thông tư số 57/2015/TT-BCA
hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ. Trong đó, đáng lưu ý là không chỉ những phương tiện
vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ mà các loại phương tiện cơ giới lưu thông thông
thường là ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được
kéo bởi xe ô tô, máy kéo cũng bắt buộc phải trang bị phương tiện phòng cháy và
chữa cháy.
(Hình ảnh - Sưu tầm)
Theo
quy định tại Điều 2 và Điều 5 Thông tư 57/2015,
việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các phương tiện nêu
trên thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tự bảo đảm kinh phí trang
bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện thuộc phạm vi quản
lý của mình. Còn kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa
phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Danh
mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ được hướng dẫn tại Phụ lục I, II ban hành kèm theo
Thông tư này. Cụ thể đối với nhóm phương tiện cơ giới lưu thông thông thường như
sau:
STT
|
Phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên
|
Danh mục, định mức trang bị
|
|||||
Bình bột
chữa cháy
loại dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5
lít hoặc bình nước với
chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại
dưới 4kg
|
Bình bột
chữa cháy
loại từ 4kg đến 6kg hoặc bình bọt chữa cháy loại từ 5
lít đến 9 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy loại từ 5 lít đến
9 lít
hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại
từ 4kg đến 6kg
|
Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên
dùng: Kìm
cộng lực, búa, xà beng
|
Đèn
pin chuyên dụng
|
Găng tay chữa cháy
|
Khẩu trang lọc độc
|
||
1.
|
Ô tô từ 04
đến 09 chỗ ngồi
|
1 bình
|
|||||
2
|
Ô tô
từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi
|
1 bình
|
1 bộ
|
1 chiếc
|
1 đôi
|
1 chiếc
|
|
3
|
Ô tô từ 16
đến 30 chỗ ngồi
|
1 bình
|
1 bình
|
1 bộ
|
1 chiếc
|
2 đôi
|
2 chiếc
|
4
|
Ô tô
trên 30 chỗ
ngồi
|
1 bình
|
2 bình
|
1 bộ
|
1 chiếc
|
2 đôi
|
2 chiếc
|
5
|
Rơ
moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
|
1 bình
|
1 bình
|
1 bộ
|
1 chiếc
|
2 đôi
|
2 chiếc
|
Phương
tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh
hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe. Thông
tư cũng khuyến khích chủ sở hữu, cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện có thể
trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy như: các phương tiện
cứu người, quần, áo chữa cháy, mũ chữa cháy, ủng chữa cháy, hộp sơ cứu kèm theo
các dụng cụ cứu thương và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết
khác.
Về chế tài xử lý chủ phương tiện không chấp hành quy định của Thông tư trên, việc xử lý sẽ căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy... Cụ thể, tại Điều 28 quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi như, trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định, không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định. Thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát PCCC và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
Thông
tư có hiệu lực vào ngày 06 thàng 01 năm 2016Về chế tài xử lý chủ phương tiện không chấp hành quy định của Thông tư trên, việc xử lý sẽ căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy... Cụ thể, tại Điều 28 quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi như, trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định, không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định. Thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát PCCC và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
Nguyễn Kim Anh - Công ty Luật Trung Nguyễn
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét