Thẻ căn cước công dân
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
Theo luật Căn cước công dân vừa được Quốc
hội thông qua chiều ngày 20/11/2014, từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng triển khai Thẻ
Căn cước công dân. Đây là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng
minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch
trên lãnh thổ Việt Nam.
Để
triển khai thẻ Căn cước, mỗi công dân sẽ được cấp một Mã số định danh duy
nhất thống nhất quản lý trên toàn quốc. Được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Ngoài
ra còn quy định công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân
và được cấp đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Cụ thể, Thẻ căn cước công dân sẽ được
dùng vào các trường hợp sau:
-
Là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước
công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt
Nam.
-
Sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài
ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng
thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
-
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ
Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước; được sử dụng số định danh cá nhân
trên thẻ để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
-
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được
yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định
khác.
(Ảnh sưu tầm) |
Do
có bước chuyển tiếp từ CMND sang Thẻ Căn cước nên luật cũng quy định những trường
hợp chú ý sau:
Thứ nhất, CMND đã được cấp trước ngày Luật
này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công
dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Thứ hai, các loại giấy tờ có giá trị
pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, các loại biểu mẫu đã phát hành
có quy định sử dụng thông tin từ CMND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng
12 năm 2019.
Về
sự thay đổi tên này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tên gọi thẻ căn cước
công dân phù hợp với tên gọi của luật, phù hợp nội dung các thông tin trên thẻ
và giá trị sử dụng của thẻ là để chứng minh thông tin căn cước của công dân; đồng
thời để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa giấy tờ công dân tiến tới sử dụng thẻ
công dân điện tử theo Đề án 896 của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu hội nhập
quốc tế, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng tên gọi này.
Ngày
1/1/2016, Luật căn cước công dân 2014 sẽ có hiệu lực thi hành với kỳ vọng tạo sự
đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện
đại, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho
người dân.
--------------------------------------------------
Hồng Phương
Công ty Luật Trung Nguyễn
Số 118, phố Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét