Thông tư số 42/2014/TT - BGTVT - “Ngăn ngừa xe quá trọng tải từ gốc”
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
Khi
mà xe quá khổ, quá tải tràn lan
Trong thời gian gần đây, thực
trạng xe chở quá tải khi tham gia giao thông đã và đang tải đã trở thành vấn nạn trong toàn quốc. Hầu hết các chủ phương
tiện vận tải đều có nhu cầu làm sao có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa nhất.
Để chiều lòng khách hàng các nhà sản xuất, nhập khẩu, chủ phương tiện đã thay đổi,
cơi nới kích thước thùng hàng, bất chấp các quy định về tải trọng. Việc xe chở quá tải một cách thường xuyên, lớn gấp nhiều lần so với
thiết kế của nhà sản xuất đã gây nên những hư hại đối với cơ sở hạ tầng, phá huỷ đường giao thông. Ngoài ra, những thay về kết cấu xe đã làm giảm hiệu lực
của một số tổng thành xe, nhất là hệ thống phanh hãm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao về an
toàn giao thông (ATGT).
Mặc dù Luật Giao thông
đường bộ năm 2008 quy định các phương tiện lưu thông trên đường phải chở đúng,
không được chở quá trọng tải và chiều cao cho phép với mực sử phạt có thể lên
tới 2 - 3 triệu đồng, bên cạnh đó còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tước
GPLX hai tháng, đồng thời buộc chủ phương tiện hoặc lái xe phải dỡ bỏ phần hàng
vượt quá kích thước được quy định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những khó
khăn nhất định trong việc xác định xe quá khổ, quá tải làm cơ sở để xử lý vi
phạm.
Nhằm thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống
tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải với mục tiêu siết chặt quản lý hoạt động vận
tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 42/2014/TT-BGTVT quy định về thùng hàng của xe
tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông thay thế cho Thông tư
32/2012 của Bộ GTVT.
Những
thay đổi tích cực
Thông tư 42/2014/TT-BGTVT đã có nhiều quy định mới nhằm ngăn ngừa
tình trạng tăng tải trọng tự phát như hiện nay, cụ thể là:
Thứ nhất, đối tượng áp dụng của thông tư bao
gồm ô tô tải tự đổ kể cả loại ô tô tải tự kéo, đẩy, nâng hạ thùng hàng, có
thùng hàng là kiểu thùng hở; rơ moóc tải tự đổ; sơ mi rơ moóc tải tự đổ......Như
vậy, đối tượng xe phải kiểm soát thùng hàng trong
thông tư mới đã mở rộng tới hầu hết các chủng loại xe ô tô vận tải hàng hóa,
không chỉ dừng ở xe xi tec và xe tự đổ như trước đây. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp, bởi
trước đó năm 2012, Bộ GTVT ban hành Thông tư 32/2012/TT - BGTVT trong đó có quy định kích thước
giới hạn thùng hàng xe tải tự đổ và xe xi téc có tải trọng từ 10 tấn trở lên,
nhưng việc chở quá khổ, quá tải không chỉ xảy ra ở nhóm xe có tải trọng toàn bộ
trên 10 tấn, chính các xe dưới 10 tấn cũng rất “tích cực” thay đổi kết
cấu của mình để tăng trọng tải.
(Ảnh sưu tầm) |
Thứ hai, Thông tư
cũng quy định các thông số kỹ thuật của thùng hàng xe vận tải, nhằm xác định
khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông đối với từng chủng loại xe phù
hợp với các văn bản hiện hành về xếp hàng và khối lượng toàn bộ cho phép tham
gia giao thông của xe. Theo đó, kích thước thùng hàng được quy định chi
tiết về chiều dài, rộng và chiều cao cho từng loại xe nhằm tránh việc chở hàng quá
tải. Về kết cấu thùng chở hàng phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho
hàng hóa, có các thành thùng phía trước, bên cạnh và phía sau. Thùng hàng không
được có các kết cấu để lắp được các chi tiết (cụm chi tiết) dẫn tới việc làm
tăng thể tích chứa hàng. Chiều dài toàn bộ của thùng hàng được xác định trên cơ
sở thỏa mãn yêu cầu về chiều dài toàn bộ của xe (L) theo quy định tại Thông tư
này. Những quy định cụ thể này đều là kết quả của quá trình tham khảo các tài
liệu kỹ thuật của nước ngoài liên quan tới thùng chở hàng tiêu chuẩn và quy
định của quốc tế về kích thước của container chuẩn cũng như ý kiến của các nhà
khoa học, chuyên gia về thiết kế chế tạo ô tô; kế thừa các quy chuẩn, văn bản
pháp lý liên quan, vì vậy các nhà sản xuất ô tô sẽ không chịu ảnh hưởng gì.
Thứ
ba, Thông tư cũng có quy
định rất cụ thể về mui che và khối lượng xe. Với mui che phủ hàng hóa trong quá
trình vận chuyển phải có kết cấu thỏa mãn các yêu cầu như: Tấm phủ phải là bạt
che; khung mui phải tháo lắp được và đảm bảo ổn định khi xe tham gia giao thông
ngoài ra Thông tư còn quy định khoảng cách giữa 2 thanh khung mui liền kề để
tránh việc chất hàng vượt quá kích thước phần chở hàng của thùng hàng. Về khối
lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe không được lớn hơn khả năng
chịu tải lớn nhất của các trục xe theo quy định của nhà sản xuất đồng thời
không được lớn hơn giới hạn tải trọng trục và giá trị khối lượng toàn bộ cho
phép tham gia giao thông nêu trong quy định hiện hành.
Ngoài ra,
Thông tư này cũng quy định rõ thùng xe không được có các kết cấu chờ để lắp
được các chi tiết hoặc cụm chi tiết dẫn tới thay đổi thể tích chứa hàng... nhằm
ngăn chặn tình trạng chở quá tải ngay từ gốc. Bởi lẽ hiện nay, nhiều xe đã được người
sử dụng hoặc nhà nhập khẩu đã chế tạo sẵn một số cụm chi tiết, những kết cấu
trên thùng xe để sau khi xe được đăng ký và đưa ra lưu hành thì người sử dụng có thể tận
dụng những kết cấu đó để cơi nới thành thùng.
Áp
dụng vào thực tiễn
Nhằm chuẩn bị thực hiện thông tư mới, Cục Đăng kiểm Việt
Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cũng đã có văn bản số số 2865/ĐKVN-VAQ đề nghị và
khuyến cáo doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và chủ xe cơ giới tìm hiểu
các quy định hiện hành về kết cấu, kích thước giới hạn của thùng hàng xe và
chiều dài toàn bộ xe tự đổ để có quyết định đúng đắn khi nhập, mua hoặc lắp ráp
xe. Riêng các phương tiện có sự vi phạm sẽ bị cơ quan đăng kiểm
từ chối tiếp nhận hồ sơ thiết kế hoặc xác nhận hồ sơ nhập khẩu xe. Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm cũng đề xuất tạm dừng cho
phép nhập khẩu một số mẫu xe không hợp lý giữa kết cấu thùng và tổng thể xe, hạn chế tình trạng chủ xe sau khi mua xe tự ý cơi thùng lên cao 2-3 lần
như hiện nay.
Ngoài ra, Điều 7 Thông tư cũng đã quy định
cụ thể về điều khoản chuyển tiếp về thời hạn còn hiệu lực của Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã được Cục Đăng kiểm cấp
trước thời điểm Thông tư có hiệu lực: Thời hạn của Phiếu kiểm tra chất lượng
xuất xưởng…
Như vậy, mặc dù những
hiệu quả từ Thông tư 42/2014/TT - BGTVT đã thấy
rõ, tuy nhiên việc
thay đổi cần có lộ trình thực hiện để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như việc lưu hành của xe vận tải. Bên cạnh
đó, cũng cần nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan quản lý có
liên quan trong kiểm tra, kiểm soát chặt trong quá trình khai thác, sử dụng xe
vận tải, có như vậy mới loại bỏ tận gốc những “hung thần giao thông” này.
---------------------------------------------
Đào Mạnh Thắng
Công ty Luật Trung Nguyễn
Số 118, phố Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét