“Siết chặt” người tham gia bán hàng đa cấp
Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014
(Luật Trung Nguyễn) - Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính Phủ ra đời, tín hiệu tích
cực trong công tác quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp.
Bán
hàng đa cấp (BHĐC) là “…phương thức tiếp
thị để bán lẻ hàng hóa…” (khoản 11, Điều 3, Luật cạnh tranh
năm 2004), là mô hình kinh doanh mới và đặc thù được pháp luật quốc tế và Việt Nam thừa nhận. Bắt
đầu vào Việt Nam từ năm 2000, đến năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2005/NĐ-CP
để quản lý hoạt động này. Nhưng qua hơn 13 năm hoạt động tại Việt Nam, BHĐC đã
xuất hiện nhiều biến tướng khiến xã hội có cái nhìn tiêu cực về hoạt động này. Để
góp phần minh bạch thị trường, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của cơ quan
nhà nước, bảo vệ người tham gia và khách hàng trước hành vi lừa đảo, trục lợi,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt
động bán hàng đa cấp. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày
01/7/2014 và được kỳ vọng với những quy định chặt chẽ sẽ lập lại trật tự và
nâng cao công tác giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh BHĐC, đặc biệt là việc
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc siết chặt quy định về người
tham gia BHĐC.
(Hình ảnh: sưu tầm)
Với
dân số trên 90 triệu dân, Việt Nam được xem là thị trường đầy hấp dẫn cho mô
hình BHĐC. Theo thống kê của Cục
quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương, tính đến ngày
18/4/2014, đã có 102 doanh nghiệp đăng ký hoạt động BHĐC, trong đó 30 doanh
nghiệp đã tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động, 5 doanh nghiệp bị rút giấy phép
hoạt động và chỉ còn 67 doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp chủ yếu
hoạt động ở TPHCM và Hà Nội. Số lượng người
tham gia vào hoạt động BHĐC khoảng gần 1,4 triệu người. Doanh thu năm 2013 của
BHĐC khoảng 6.450 tỷ đồng. Tổng số thuế doanh nghiệp BHĐC nộp ngân sách hơn
1.130 tỷ đồng. Như vậy, về mặt xã hội, BHĐC đã tạo thêm hàng triệu công ăn,
việc làm cho người dân, đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, không ít người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp lại thiếu kiến
thức chuyên môn về sản phẩm, chạy theo lợi nhuận, theo doanh số, thổi phồng
công dụng của sản phẩm, đó là chưa kể đến việc bán những mặt hàng pháp luật
cấm, những hàng hóa kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến mô hình BHĐC, quyền lợi
của người tiêu dùng bị lợi dụng, xâm phạm. Vì vậy, trong Nghị định số
42/2014/NĐ-CP tính chuyên nghiệp về cả kỹ năng và chuyên môn của người tham gia
bán hàng đa cấp đã được siết chặt với những quy định mới, chặt chẽ và cụ thể
hơn.
Thứ
nhất, về khái niệm BHĐC trong Nghị định số 42/2014/NĐ-CP đã có sự thay đổi về
cấu trúc của điều luât so với Nghị định số 110/2005/NĐ-CP, theo đó, khái niệm
về BHĐC được định nghĩa ngắn gọn, súc tích: “Người
tham gia bán hàng đa cấp là người giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.” (khoản 3, Điều 3) kèm theo đó, là những
Điều kiện đối với người tham gia BHĐC được quy định tại Điều 19 như: là cá nhân
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không phải là người đang chấp hành hình phạt
tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối,
kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài
sản, và người nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có
thẩm quyền cấp cũng không được tham gia BHĐC.
Thứ
hai, điểm mới nổi bật, đáng chú nhất của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP, đó là quy
định về việc đào tạo đối với người tham gia BHĐC, cụ thể: Sau khi ký hợp đồng
tham gia BHĐC, doanh nghiệp BHĐC có trách nhiệm đào tạo và cấp chứng chỉ theo
mẫu của Bộ Công Thương cho người tham gia BHĐC sau khi họ hoàn thành Chương trình
đào tạo cơ bản bao gồm các nội dung về: Pháp luật liên quan đến hoạt động bán
hàng đa cấp của doanh nghiệp; Thông tin về hàng hóa được kinh doanh theo phương
thức đa cấp; Thông tin về doanh nghiệp, Quy tắc hoạt động và Chương trình trả
thưởng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; và các kỹ năng cơ bản để thực hiện
hoạt động bán hàng đa cấp (khoản 8, Điều 3). Đặc biệt, để đảm bảo tính chuyên
nghiệp trong hoạt động đào tạo, tại Điều 20 cũng quy định “…Chỉ những người được cấp Chứng chỉ Đào tạo viên theo mẫu của Bộ Công
Thương mới được thực hiện đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp”. Với việc
thay đổi từ con người, từ quy chế đào tạo con người, những quy định mới này, kỳ
vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh đa cấp lành mạnh, thay đổi những quan
điểm tiêu cực về bán hàng đa cấp, giải quyết những nhức nhối phát sinh đối với
tính chuyên nghiệp của đội ngũ những người tham gia BHĐC.
Thứ
ba, nếu như Nghị định số 110/2005/NĐ-CP dừng lại ở việc quy định trách nhiệm
của người tham gia BHĐC đó là xuất trình thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa
cấp trước khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng (điểm a, khoản 1, Điều
8) thì tới Nghị định số 42/2014/NĐ-CP đã quy định mang tính nguyên tắc: “Người tham gia bán hàng đa cấp chỉ được thực hiện hoạt động
bán hàng đa cấp sau khi được cấp Thẻ thành viên.” (Điều 21) và doanh nghiệp BHĐC có trách nhiệm cấp Thẻ thành
viên theo mẫu của Bộ Công Thương cho người tham gia BHĐC đã được đào tạo.
Như
vậy, với những quy định siết chặt hơn hoạt động của người tham gia BHĐC kỳ vọng
sẽ tạo ra sự phân loại, thanh lọc thị trường, đảm bảo tính chuyên môn hóa,
chuyên nghiệp hóa của người tham gia BHĐC, nâng cao hiệu quả quản lý giám sát
của cơ quan nhà nước, bảo vệ người tham gia, người tiêu dùng trước hành vi lừa
đảo, trục lợi và xây dựng hình ảnh kinh doanh đa cấp lành mạnh, uy tín.
---------------------------------------
Nguyễn Đức Tùng
Tập sự hành nghề
Luật sư
Công ty Luật TNHH Trung Nguyễn
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét