Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
Tình huống:
Năm
1969, ông Trần Thế T (sinh năm 1949), trú tại phường QT, thị xã KT kết
hôn với bà Tô Thị H (sinh năm 1950) có đăng ký kết hôn tại UBND phường
QT. Quá trình chung sống ông T và bà H sinh được hai người con là Trần
Trọng P (sinh năm 1971) và Trần Trọng F (sinh năm 1977). Đến năm 1980 do
mâu thuẫn vợ chồng bà H đã bỏ vào Bà Rịa – Vũng Tàu sinh sống.
Đến
năm 1986, ông Trần Thế T chung sống với bà Trần Thị Sáng (sinh năm
1953) không có đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống hai người đã tạo
lập được một khối tài sản và có một người con chung là Trần Thị
Trọng C (sinh năm 1987). Năm 2003, ông Trần Thế T chết, không để lại di
chúc. Bà Trần Thị Sáng khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế do ông
T chết để lại. Vậy, bà Sáng có được quyền khởi kiện yêu cầu chia di
sản thừa kế hay không?
Bình luận:
-
Căn cứ vào Điều 4,6 và 11 Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 thì việc kết
hôn giữa ông Trần Thế T và bà Tô Thị H là hoàn toàn tự nguyện, đủ
độ tuổi kết hôn và tuân thủ theo nghi thức kết hôn do pháp luật quy
định. Hôn nhân giữa ông Trần Thế T và bà Tô Thị H là hợp pháp. Năm
1980 do mâu thuẫn vợ chồng bà H bỏ
vào Bà Rịa – Vũng Tàu sinh sống. Ông T và bà H tự nguyện chia tay,
nhưng về mặt pháp lý hai người chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng
một quyết định của Tòa án cấp có thẩm quyền cho ly hôn. Do đó, quan
hệ hôn nhân của ông T và bà H vẫn còn tồn tại cho đến khi ông T chết
(năm 2003).
Sau
năm 1980 bà H chia tay với ông T và chung sống với người khác. Còn năm
1986, ông T chung sống với bà Sáng: vì quan hệ hôn nhân giữa ông T với
bà H chưa chấm dứt, cho nên quan hệ hôn nhân giữa bà H với người khác,
cũng như quan hệ hôn nhân giữa ông T với bà Sáng là bất hợp pháp.
Vấn
đề bà Nguyễn Thị Sáng có được quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản
thừa kế hay không hiện có hai quan điểm trái chiều.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Bà
Sáng chung sống với ông T vào thời điểm trước ngày 03-01-1987 (ngày
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) cho dù họ không có
đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là “hôn nhân thực tế” là không
đúng. Bởi lẽ, căn cứ vào Thông tư số 112/NCPL ngày 19-08-1972 của Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm
điều kiện kết hôn, tại phần II mục 6 có nêu: ... nếu các điều kiện
khác đều thỏa mãn nhưng chỉ có riêng hôn nhân chưa được đăng ký, thì
Tòa án nhân dân coi đó là một hôn nhân thực tế? Đồng thời Nghị quyết
số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao về
việc “Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986” có quy
định: Đối với các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không có
đăng ký kết hôn “Tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn, nhưng không coi là
việc kết hôn trái pháp luật, nếu việc kết hôn không trái với các
điều 5,6,7 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986”. Với các hướng dẫn trên
đây thì, khái niệm “hôn nhân thực tế” được hiểu là nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng, họ có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn, nhưng
họ không đi đăng ký kết hôn. Việc ông T chung sông với bà Sáng trong khi
ông T vẫn đang có vợ là bà H, nên quan hệ hôn nhân giữa ông T với bà
Sáng là bất hợp pháp, không thể coi là “hôn nhân thực tế” được. Các
Quy định tại Mục 3 nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc
hội về việc thi hành luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000”, Mục I Thông tư
liên tịch số 01/2001/ TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001 của
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp
hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc
hội cũng chỉ áp dụng đối với các quan hệ vợ chồng được xác lập
trước ngày 03/01/1987 chưa đăng ký kết hôn nhưng họ có đủ điều kiện
để đi đăng ký kết hôn. Vì vậy, quan điểm này đã áp dụng sai những
quy định trên đây để xác định quan hệ hôn nhân giữa giữa ông T và bà
Sáng là hôn nhân thực tế, sau khi ông T chết bà Sáng có quyền khởi
kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông T là chưa phù hợp với quy
định của pháp luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Quan hệ
hôn nhân giữa ông T và bà H tồn tại cho đến khi ông T chết ( năm 2003),
bà Sáng không được coi là vợ ông T, nên bà Sáng không có quyền khởi
kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông T. Hàng thừa kế thứ nhất
đối với di sản của ông T là Tô Thị H, Trần Trọng P, anh Trần Trọng F
và chị Trần Thị Trọng C. Theo ý kiến của cá nhân mình, tôi hoàn
toàn đồng ý với quan điểm thứ hai này.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét