Trách nhiệm của phía trông giữ xe ra sao?
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013
(PL&XH) - Nhiều vụ mất trộm xe máy liên tục xảy ra, khi thì xảy ra tại nhà hàng, cửa hàng, lúc lại xảy ra tại những nơi tổ chức trông giữ xe trong các khu chung cư.
Theo thông tin của lực lượng Chống tội phạm xâm phạm sở hữu (Đội 6) Phòng CSHS - CATP Hà Nội, rạng sáng 11-1-2013 tại tòa nhà chung cư số 184, đường Hoàng Quốc Việt - Cổ Nhuế (Từ Liêm) kẻ gian đã đột nhập vào tầng 1 khu gửi xe, lấy trộm 10 chiếc xe máy các loại, gồm: 4 xe máy Lead, 4 xe máy Piaggio, 2 xe máy Airblade. Trước đó, tại khu chung cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy) cũng xảy ra vụ trộm tương tự khiến 6 chiếc xe “bốc hơi”.
Điều mà dư luận cũng như khổ chủ của các phương tiện bị mất trộm quan tâm đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên trông xe, chủ cơ sở nhà hàng/cửa hàng hoặc cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm trông giữ xe (gọi tắt là “cá nhân/tổ chức trông giữ xe”) đến đâu và như thế nào trong trường hợp phương tiện của họ bị mất khi được trông, giữ bởi cá nhân/tổ chức trông giữ xe? Đây chính là vấn đề mà hầu hết các vụ mất trộm xảy ra nhưng chưa có sự chịu trách nhiệm, bồi thường thỏa đáng từ phía cá nhân/tổ chức trông giữ xe đối với “thượng đế” của mình. Theo phản ánh của những “thượng đế” kém may mắn này, khi xảy ra việc mất xe, thông thường cá nhân/tổ chức trông giữ xe đùn đẩy trách nhiệm sang khách hàng hoặc “cù nhầy” không bồi thường cho khách. Có nơi nói thẳng với nạn nhân “không có tiền trả, muốn làm gì thì làm”, nơi nào có trách nhiệm thì xin trả dần nhưng rất lâu khiến người bị mất xe bức xúc.
Điển hình của việc cá nhân/tổ chức trông giữ xe làm mất xe của khách hàng và nạn nhân thì rất khó buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động bất cẩn, đó là vụ mất xe máy tại nhà hàng My Way. Đây là vụ trộm mà giá trị tài sản không lớn (so với giá trị thương hiệu và uy tín của nhà hàng) tuy nhiên nạn nhân đã phải theo đuổi vụ kiện từ cấp sơ thẩm, cho đến phúc thẩm mà quyền lợi chưa được đảm bảo, trong khi chủ nhà hàng thì “phớt lờ” trách nhiệm trước việc mất xe của khách hàng.
Điều mà dư luận cũng như khổ chủ của các phương tiện bị mất trộm quan tâm đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên trông xe, chủ cơ sở nhà hàng/cửa hàng hoặc cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm trông giữ xe (gọi tắt là “cá nhân/tổ chức trông giữ xe”) đến đâu và như thế nào trong trường hợp phương tiện của họ bị mất khi được trông, giữ bởi cá nhân/tổ chức trông giữ xe? Đây chính là vấn đề mà hầu hết các vụ mất trộm xảy ra nhưng chưa có sự chịu trách nhiệm, bồi thường thỏa đáng từ phía cá nhân/tổ chức trông giữ xe đối với “thượng đế” của mình. Theo phản ánh của những “thượng đế” kém may mắn này, khi xảy ra việc mất xe, thông thường cá nhân/tổ chức trông giữ xe đùn đẩy trách nhiệm sang khách hàng hoặc “cù nhầy” không bồi thường cho khách. Có nơi nói thẳng với nạn nhân “không có tiền trả, muốn làm gì thì làm”, nơi nào có trách nhiệm thì xin trả dần nhưng rất lâu khiến người bị mất xe bức xúc.
Điển hình của việc cá nhân/tổ chức trông giữ xe làm mất xe của khách hàng và nạn nhân thì rất khó buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động bất cẩn, đó là vụ mất xe máy tại nhà hàng My Way. Đây là vụ trộm mà giá trị tài sản không lớn (so với giá trị thương hiệu và uy tín của nhà hàng) tuy nhiên nạn nhân đã phải theo đuổi vụ kiện từ cấp sơ thẩm, cho đến phúc thẩm mà quyền lợi chưa được đảm bảo, trong khi chủ nhà hàng thì “phớt lờ” trách nhiệm trước việc mất xe của khách hàng.
Luật sư Nguyễn Tiến Trung - Giám đôc Công ty Luật Trung Nguyễn |
Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Tiến Trung - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết quan điểm của luật sư dưới góc nhìn pháp lý về những vụ mất trộm xe xảy ra gần đây tại Hà Nội như sau:
- Chúng ta cần hiểu rằng việc gửi và nhận trông giữ xe của cá nhân/tổ chức trông giữ xe đối với các phương tiện của khách hàng là giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng gửi giữ tài sản (được quy định tại các Điều 559, 560, 561, 562, 563, 564, 565, 566, chương XVIII, mục 10 Hợp đồng gửi giữ tài sản - Bộ luật Dân sự). Hợp đồng này được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chủ thể: giữa hai bên có đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện, tự do về ý chí... Về nội dung, gửi và giữ tài sản là xe máy, và hình thức là hợp đồng miệng. Vì vậy, dạng hợp đồng này có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm phát sinh việc gửi giữ. Như vậy, khi xảy ra việc mất xe của khách, cá nhân/tổ chức trông giữ xe phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ (Điều 562 – Bộ luật Dân sự). Trường hợp các bên không thỏa thuận được việc đền bù thì nạn nhân có quyền khởi kiện ra Tòa án về tranh chấp đòi bồi thường do vi phạm hợp đồng.
Đối chiếu với trường hợp mất trộm xe ngày 11-1-2013 tại hầm để xe tòa nhà chung cư số 184, đường Hoàng Quốc Việt - Cổ Nhuế, Ban quản lý tòa nhà hoặc tổ chức trúng thầu trông giữ xe (chứ không phải nhân viên, bảo vệ tòa nhà) có trách nhiệm bồi thường cho các chủ sở hữu các xe máy bị lấy trộm. Trường hợp Ban quản lý tòa nhà hoặc tổ chức trúng thầu trông giữ xe và các khổ chủ không thống nhất được giá, phương thức bồi thường hoặc Ban quản lý tòa nhà hoặc tổ chức trúng thầu trông giữ xe từ chối trách nhiệm thì các khổ chủ có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đòi lại quyền lợi đã bị xâm phạm.
Ngoài ra, nhìn nhận sự việc dưới góc độ hình sự, tổ bảo vệ của tòa nhà chung cư số 184 cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu CQĐT xét thấy hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại chương các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự. Theo đó, người bị xác định phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm (Điều 285: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng - Bộ luật Hình sự năm 2000).
Luật sư Nguyễn Tiến Trung có lời khuyên đối với các chủ phương tiện, đó là: (1) Khi gửi xe tại các trung tâm thương mại, khu chung cư,... cần ký hợp đồng gửi giữ phương tiện hoặc lấy vé trông giữ xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hành hoặc lấy vé xe có xác nhận của người chịu trách nhiệm cơ sở trông giữ xe cung cấp; (2) Gửi xe tại các nhà hàng hoặc khu du lịch, lễ hội,... thì nên yêu cầu cung cấp vé trông giữ xe có xác nhận của nhà hàng hoặc tìm đến cơ sở trông giữ xe được thành lập hợp pháp.
Ngoài ra, nhìn nhận sự việc dưới góc độ hình sự, tổ bảo vệ của tòa nhà chung cư số 184 cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu CQĐT xét thấy hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại chương các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự. Theo đó, người bị xác định phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm (Điều 285: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng - Bộ luật Hình sự năm 2000).
Luật sư Nguyễn Tiến Trung có lời khuyên đối với các chủ phương tiện, đó là: (1) Khi gửi xe tại các trung tâm thương mại, khu chung cư,... cần ký hợp đồng gửi giữ phương tiện hoặc lấy vé trông giữ xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hành hoặc lấy vé xe có xác nhận của người chịu trách nhiệm cơ sở trông giữ xe cung cấp; (2) Gửi xe tại các nhà hàng hoặc khu du lịch, lễ hội,... thì nên yêu cầu cung cấp vé trông giữ xe có xác nhận của nhà hàng hoặc tìm đến cơ sở trông giữ xe được thành lập hợp pháp.
Luật sư Nguyễn Tiến Trung
Nguồn. "phapluatxahoi.vn"
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét