Home
» thongtu
» Thông tư số 07/2013/TT-BCA ngày 30/01/2013 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước và thực hiện quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC
Thông tư số 07/2013/TT-BCA ngày 30/01/2013 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước và thực hiện quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 07/2013/TT-BCA
|
Hà
Nội, ngày 30
tháng 01
năm 2013
|
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điểm
của Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp,
sửa đổi, bổ sung
hộ chiếu phổ thông ở trong nước
và Thông tư số 10/2006/TT-BCA
ngày 18/9/2006 của Bộ Công an
hướng dẫn thực hiện quy
chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC
Căn
cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007
của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
và Nghị định sổ 65/2012/NĐ-CP ngàyỏ 06
tháng 9 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 136/2007/NĐ-CP;
Căn
cứ Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC;
Căn
cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP
ngày 15 tháng 9 năm 2009 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
an;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 1;
Bộ
trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điểm của
Thông tư số 27/2007/TT-BCA
ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước và Thông tư sổ 10/2006/TT-BCA ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực
hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC,
Điều
1.
Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 của
Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ
sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày
17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
cụ thể như sau:
1. Tiết
a điểm 1 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Hồ sơ đề
nghị cấp hộ chiếu lần đầu, cấp lại, nộp 01 bộ gồm:
- 01
tờ khai mẫu X01 ban hành kèm theo Thông tư này (viết
gọn là mẫu X01);
- 02
ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm,
mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
Đối với trẻ em
dưới 14 tuổi:
- Tờ
khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu X01 phải
được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó
thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp
lai ảnh;
- Trường
hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản
chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 4cm x
6cm. Tờ khai do mẹ, cha khai và ký thay;
nếu không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng
minh là mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay;
- Trẻ
em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha, nộp 01 bản sao giấy
khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và
02 ảnh cỡ 3cm x 4 cm.
2. Tiết
b điểm 1 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b)
Cấp lại hộ chiếu (hộ chiếu bị mất; bị hư hỏng; còn thời hạn cần cấp lại; tách
trẻ em trong hộ chiếu của mẹ hoặc cha) ngoài giấy tờ quy định tại tiết a trên
đây phải bổ sung giấy tờ các trường hợp sau:
- Trường
hợp mất hộ chiếu thì nộp đơn trình báo mất hộ chiếu theo quy định tại điểm 3
Mục II của Thông tư này;
- Trường
hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn thì nộp lại hộ chiếu đó;
- Trường
hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì nộp hộ chiếu, 01 tờ khai
theo mẫu X01 và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm
của mẹ hoặc cha để cấp lại hộ chiếu; nộp 01 tờ khai theo mẫu X01 và 02 ảnh cỡ
4cm x 6cm của trẻ em để cấp riêng hộ chiếu
cho trẻ em đó.”
3. Điểm
2 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Hồ sơ đề
nghị sửa đổi, bổ sung hộ chiếu (điều chỉnh họ và tên, ngày, tháng, năm sinh,
nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân trong hộ chiếu;
bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha):
- Trường
hợp điều chỉnh họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy
chứng minh nhân dân thì nộp 01 bộ hồ sơ gồm 01 tờ khai mẫu X01, kèm theo giấy
tờ chứng minh sự điều chỉnh đó;
- Trường
hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì nộp thêm 02 ảnh
cỡ 3cm x 4cm của trẻ em đó. Việc khai và xác
nhận tờ khai thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 1 Mục I của Thông tư này.
Hộ chiếu đề nghị
sửa đổi còn thời hạn ít nhất 1 năm.”
4. Tiết
a điểm 3 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Người đề
nghị cấp hộ chiếu có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả theo một trong 3 cách sau đây:
- Trực
tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả:
+ Tại phòng Quản
lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối
với trường hợp cấp lần đầu, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu. Tờ khai không
phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú;
trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì thực
hiện theo quy định tại điểm 2 Mục I của Thông tư này;
Khi nộp hồ sơ
phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng, nếu tạm trú phải
xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại Thông tư
số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ Công an để kiểm tra, đối chiếu.
+ Tại cục Quản
lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đối với trường hợp cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ
chiếu. Hồ sơ thực hiện theo quy định tại
tiết b điểm 1 Mục I và điểm 2 Mục I của Thông tư này.
- Ủy
thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nêu tại tiết a
điểm 1 Mục II của Thông tư này nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Người ủy thác
khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ
chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan,
tổ chức được ủy thác;
Cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đề
nghị giải quyết. Nếu đề
nghị giải quyết cho nhiều người
thì phải kèm theo danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác;
Cán bộ, nhân
viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được ủy thác khi
nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu của người ủy thác phải xuất
trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân
dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để
kiểm tra, đối chiếu.
- Gửi
hồ sơ đề nghị và nhận kết quả qua đường bưu điện:
Việc gửi hồ sơ
đề nghị và nhận kết quả qua đường bưu điện chỉ áp dụng đối với các trường hợp
cấp lại, sửa đổi hộ chiếu (trừ trường hợp bổ sung
trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha);
Hồ sơ gồm 01 tờ
khai mẫu X01 có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị
trấn nơi thường trú hoặc tạm trú, kèm theo 01 bản chụp giấy chứng
minh nhân dân còn giá trị sử dụng và sổ tạm trú
(nếu là tạm trú);
Địa điểm, cách
thức gửi hồ sơ, tiền lệ phí hộ chiếu và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện
theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông.”
5. Tiêu
đề của tiết c điểm 3 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c. Những
trường hợp sau đây có nhu cầu cấp hộ chiếu gấp có
thể trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý
xuất nhập cảnh, Bộ Công an:”
6. Tiết
a điểm 1 Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Những người
sau đây có thể ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
nơi người đó đang làm việc, học tập nộp hồ sơ và nhận kết quả:
- Cán
bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và
Luật Viên chức năm 2010;
- Sĩ
quan, hạ sĩ quan, công nhân viên đang phục vụ trong các đơn vị
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
- Sinh
viên, học sinh đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
- Những
người có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên đang làm việc trong các doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân;
- Người
đã ký hợp đồng lao động nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao
động đã có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về lao động và đã ký
hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài.”
7. Tiết
c điểm 1 Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c. Cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp được ủy thác có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu ảnh và các
thông tin trong tờ khai, trong giấy chứng minh nhân dân còn giá
trị sử dụng của người ủy thác và nộp hồ sơ theo hướng dẫn nêu tại tiết
a điểm 3 Mục I của Thông tư này; chỉ được thu
và nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính.”
8. Tiết
a điểm 3 Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Trách nhiệm
của người được cấp hộ chiếu bị mất:
- Nếu
hộ chiếu bị mất ở trong nước thì trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện mất
phải có đơn trình báo với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp trực tiếp
nộp đơn thì xuất trình giấy chứng
minh nhân dân còn giá trị sử dụng để kiểm
tra, đối chiếu; nếu gửi qua đường bưu điện thì
đơn phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm
trú;
- Nếu
hộ chiếu bị mất ở nước ngoài thì phải có đơn trình báo
ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần
nhất và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại;
- Nội
dung đơn trình báo cần ghi rõ: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ thường
trú hoặc tạm trú, số hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp, thời gian, địa điểm xảy
ra và lý do mất hộ chiếu.”
9. Điểm
4 Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Về
thời hạn của hộ chiếu:
- Hộ
chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính
từ ngày cấp và không được gia hạn;
- Hộ
chiếu cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp chung trẻ em dưới 9 tuổi vào
hộ chiếu của cha hoặc mẹ có thời hạn là 5 năm tính từ ngày cấp và không được
gia hạn;
- Hộ
chiếu của cha hoặc mẹ còn thời hạn trên 5 năm nếu bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi
thì điều chỉnh thời hạn là 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.”
10. Bãi
bỏ tiết c điểm 1 Mục I.
Điều
2. Sửa
đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 10/2006/TT-BCA ngày 18/9/2006 của Bộ
Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân
APEC theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ
cụ thể như sau:
1. Tiết
a điểm 1 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Thẻ đi lại
của doanh nhân APEC (thẻ ABTC) cấp cho doanh nhân Việt Nam có hộ chiếu phổ
thông còn thời hạn ít nhất 3 năm kể từ
ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ. Thẻ ABTC có giá trị sử dụng trong 3 năm.”
2. Tiết
a và tiết b điểm 1 Mục II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hồ sơ đề
nghị cấp thẻ ABTC cho doanh nhân Việt Nam nộp 01 bộ tại cục Quản lý xuất nhập
cảnh, Bộ Công an, gồm:
a) 01
tờ khai đề nghị cấp, cấp lại thẻ ABTC mẫu X05 ban hành kèm theo Thông tư này,
có xác nhận và giáp lai ảnh của Thủ trưởng doanh nghiệp hoặc cơ quan trực tiếp quản lý
doanh nhân;
b) 02
ảnh cỡ 3cm x 4cm, mới chụp, phông nền màu trắng, đầu
để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để
rời).”
3. Bổ
sung tiết d vào điểm 1 Mục II như sau:
“d) Trường hợp
người đề nghị cấp lại thẻ ABTC do hết hạn mà cơ quan, doanh
nghiệp nơi người đó làm việc có văn bản xác nhận không thay đổi
về chức danh và vị trí công tác so với lần
đề nghị cấp thẻ trước đó thì không phải nộp văn bản mới của cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng thẻ ABTC. ”
Điều
3. Hiệu lực
thi hành
Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 03 năm
2013.
Điều
4. Trách
nhiệm thi hành
1. Các
Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực
thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này.
2. Tổng
cục An ninh I chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình
thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị,
địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục An ninh I) để có hướng dẫn kịp thời./.
|
BỘ
TRƯỞNG
(Đã ký) Đại tướng Trần Đại Quang |
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét